Đăng bởi Để lại phản hồi

CÁCH UỐNG TINH BỘT NGHỆ VỚI MẬT ONG GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE

Tinh bột nghệ và mật ong đều là những chất rất tốt cho sức khỏe tổng thể của con người, vậy kết hợp chúng với nhau để sử dụng có tốt hay không. Cách uống tinh bột nghệ với mật ong như thể nào để cơ thể hấp thu một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Cách uống tinh bột nghệ với mật ong theo dạng nước

Uống tinh bột nghệ vừa tốt cho da mà còn bảo vệ sức khỏe của cơ thể, điều trị được nhiều bệnh tật nếu ta biết sử dụng chúng đúng cách. Nên lựa chọn những loại tinh bột nghệ không chứa chất bảo quản, được tinh chế với hàm lượng curcumin cao. Cách pha tinh bột nghệ mật ong để uống rất đơn giản, bạn cho 2 thìa cà phê tinh bột nghệ vào ly rồi đổ thêm 200ml nước ấm vào khuấy đều. Cho thêm một chút mật ong rồi uống vào sáng, và tối. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể cho mật ong theo liều lượng mong muốn, nếu người thuộc cơ địa nóng thì bạn không nên dùng mật ong hoặc chỉ cho một ít.

tinh bột nghệ và mật ong

Không nên cho quá nhiều mật ong vào nước nếu bạn là người có cơ địa nóng

Cách uống tinh bột nghệ với mật ong pha nước được chia làm 2 kiểu là uống trước hoặc sau khi ăn. Vì khi cơ thể chứa quá nhiều chất rồi thì uống tinh nghệ vào nữa sẽ không làm phát huy tốt tác dụng của chúng. Ngoài ra, nếu bạn muốn giảm cân thì hãy uống tinh nghệ trước khi ăn 15 phút, còn ngược lại, muốn tăng cân thì uống tinh nghệ sau bữa ăn 15 phút.

Cách uống tinh bột nghệ với mật ong dạng viên uống

Nếu không có thời gian để pha tinh bột nghệ mật ong uống mỗi ngày thì bạn có thể làm viên nghệ mật ong để uống. Với tác dụng tương đương tinh nghệ pha nước, viên uống dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn. Bạn có thể mua trực tiếp tinh nghệ mật ong viên để uống hoặc tự làm tại nhà. Nếu mua tại bên ngoài thì bạn nên chọn những nơi nổi tiếng, có uy tín để đảm bảo tinh nghệ mật ong nguyên chất và an toàn. Nếu không tìm được nơi tin tưởng bạn có thể làm tại nhà như sau:

Tác dụng của tinh bột nghệ

Nên chọn lựa kỹ loại tinh bột nghệ tốt để làm viên uống

Cách pha chế

Chuẩn bị 100g tinh bột nghệ và 50ml mật ong (có thể thay đổi tùy theo lượng bạn muốn dùng, nhưng phải đảm bảo tỉ lệ 2:1 tinh bột nghệ và mật ong). Trộn thật đều nguyên liệu lại với nhau rồi vo thành các viên nhỏ khoảng 2g/viên. Vo xong thì đem phơi ra nắng cho viên nghệ thật khô rồi mang vào để nguội. Cuối cùng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi khô thoáng hoặc ngăn mát trong tủ lạnh.

Liều lượng uống

Tinh nghệ mật ong viên vừa giúp da đẹp mà còn có tác dụng giảm cân, rất tốt đối với những người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Nếu dùng cho người có các vấn đề về đường tiêu hóa thì uống một ngày 12 viên, chia làm 3 lần uống. Người bình thường uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên để đem lại hiệu quả tốt nhất. Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Không nên quá lạm dụng viên uống tinh nghệ mật ong

Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là một công thức hoàn hảo cho sức khỏe của mọi người. Vừa thơm ngon mà lại có nhiều công dụng như làm đẹp, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư … Bạn nên kiên trì uống trong một thời gian để đạt hiệu quả cao nhất, không nên uống tùy hứng, lúc uống lúc không. Điều đặc biệt là nên uống đúng thời gian và liều lượng để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Đăng bởi Để lại phản hồi

5 THẢO DƯỢC ĐƯỢC VÍ NHƯ TIÊN DƯỢC CHO NGƯỜI BỊ GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Hiện nay nhiều tiến bộ khoa học trong điều trị đã giúp giải quyết phần lớn vấn đề của giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên y học cổ truyền cũng có nhiều phương thuốc đơn giản nhưng hiệu quả hỗ trợ chúng ta khắc phục chứng giãn tĩnh mạch này.

► Giải pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân 

Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh không gây nhiều nguy hiểm và triệu chứng cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều cho người bệnh khi mới xuất hiện. Chính vì vậy mà người bệnh thường chủ quan và không tìm cách khắc phục và điều trị bệnh sớm nhất có thể, cho đến khi bệnh bắt đầu tiến triển nhanh hơn và gây ra các triệu chứng, biến chứng phức tạp như: đau rát, nặng chân, loét chân…Và đương nhiên khi ấy thì việc chữa trị là vô cùng phức tạp và tốn kém.

Bên cạnh phẫu thuật thì các phương thuốc cổ truyền cũng rất hiệu quả để chữa giãn tĩnh mạch chân

Hiện nay nhiều tiến bộ khoa học trong điều trị đã giúp giải quyết phần lớn vấn đề của bệnh này bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên y học cổ truyền cũng có nhiều phương thuốc đơn giản nhưng hiệu quả hỗ trợ chúng ta khắc phục chứng giãn tĩnh mạch này.

► 5 thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

1. Giấm táo

– Một trong số những công dụng mà giấm táo mang lại được đánh giá là cực kì hiệu quả trong việc chữa suy giãn tĩnh mạch đó là thực phẩm này giúp tăng cường lưu thông và cải thiện tuần hoàn máu. Không chỉ vậy, giấm táo còn giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, loại bỏ các chất độc tích tụ.

Giấm táo chữa giãn tĩnh mạch chân

– Hướng dẫn sử dụng Giấm táo chữa giãn tĩnh mạch chân:

+ Dùng ngoài: thoa đều giấm táo trên da chân tại chỗ tĩnh mạch giãn và chà xát nhẹ nhàng. Làm như vậy mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Thực hiện phương thuốc này trong một vài tháng sẽ thấy giảm tình trạng giãn tĩnh mạch chân.

+ Uống: chia đều uống ngày 2 lần giấm táo pha loãng với nước (gồm 2 muỗng cà phê giấm táo (10ml) pha với 100ml nước và khuấy đều). Dùng ít nhất một tháng sẽ thấy kết quả tích cực.

2. Ớt sừng đỏ:

– Là một nguồn rất giàu vitamin C và bioflavonoid, làm tăng lưu thông máu, giúp giảm đau do tắc nghẽn và tĩnh mạch bị sưng.

Bột ớt sừng đỏ tăng lưu thông máu, giảm đau hiệu quả

– Hướng dẫn sử dụng Ớt sừng đỏ chữa giãn tĩnh mạch chân:

+ Pha một muỗng cà phê bột ớt sừng đỏ vào một ly nước nóng, khuấy đều và uống hỗn hợp này ba lần một ngày trong khoảng một hoặc hai tháng.

3. Dầu ô liu:

– Làm tăng tuần hoàn máu là điều cần thiết để điều trị giãn tĩnh mạch. Xoa bóp bằng dầu ô liu có thể giúp tăng cường lưu thông, do đó làm giảm đau và sưng.

Dầu ô liu tăng tuần hoàn máu, giảm đau và sưng

– Hướng dẫn sử dụng Dầu ô liu chữa giãn tĩnh mạch chân:

+ Trộn một lượng bằng nhau của dầu ô liu và vitamin E, làm ấm hỗn hợp dầu này sau đó massage các tĩnh mạch với dầu ấm trong vài phút.

+ Thực hiện mỗi ngày hai lần trong 1-2 tháng.

4. Tỏi:

– Là một loại thảo dược tuyệt vời cho việc giảm viêm và các triệu chứng của giãn tĩnh mạch. Nó cũng giúp loại bỏ các chất độc hại trong mạch máu và cải thiện lưu thông.

Tỏi giúp giảm viêm và loại bỏ các chất độc trong máu

– Hướng dẫn sử dụng Tỏi chữa giãn tĩnh mạch chân:

+ Thái mỏng khoảng 6 tép tỏi, đặt chúng vào một chai thủy tinh sạch. Vắt thêm 3 quả cam lấy nước và đổ vào chai, thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, trộn đều và để yên hỗn hợp này trong 12 giờ.

+ Lắc đều bình và lấy vài giọt để lên bàn tay và massage các tĩnh mạch bị viêm theo chuyển động tròn trong khoảng 15 phút. Dùng một miếng vải thấm dung dịch này và bó vào chỗ sưng để yên đến sáng.

+ Cần kiên nhẫn áp dụng mỗi ngày trong vài tháng, đồng thời thêm một ít tỏi tươi vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

5. Hoa cúc vạn thọ:

– Đây cũng là nguồn giàu chất flavonoid và vitamin C giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn mạch máu.

Hoa cúc vạn thọ tăng cường vitamin C và cải thiện lưu thông máu

– Hướng dẫn sử dụng Hoa cúc vạn thọ chữa giãn tĩnh mạch chân:

+ Đun 5-6 hoa cúc vạn thọ trong 500ml nước trong 5 phút. Để ấm.

+ Dùng một miếng vải bông nhúng ướt dung dịch và đặt ngay trên chỗ sưng. Để yên 5 phút.

+ Làm nhiều lần trong ngày. Uống thêm trà hoa cúc tươi. Trong vài tháng sẽ thấy hiệu quả.

Đăng bởi Để lại phản hồi

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU KHỚP, VIÊM KHỚP

Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp làm cho các sụn khớp bị ăn mòn. Bệnh nhân bị đau khớp sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp hay cử động như là ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai

► Các dạng của đau khớp, viêm khớp

– Đau khớp: Đau khớp là một trong những triệu chứng của bệnh viêm khớp. Biểu hiệu của triệu chứng này là bạn có cảm giác các khớp bị đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp đang âm thầm tiến triển.

– Cứng khớp: Hiện tượng cứng khớp cũng được liệt vào danh sách các triệu chứng viêm khớp. Người bệnh thấy các khớp bị cứng, đặc biệt vào buổi sáng sớm, kéo dài khoảng 15 – 30 phút sau đó thì hết. Đây là triệu chứng thông thường của bệnh viêm khớp mãn tính.

Vùng khớp bị sưng và đau nhức hàng giờ, hàng ngày

– Sưng khớp: Biểu hiện viêm khớp tiếp theo là các khớp bị sưng. Theo các chuyên gia, tình trạng khớp bị tổn thương có thể thúc đẩy xuất hiện và phát triển các gai xương gần các khớp, khiến khớp bị viêm  và đau nhức.

– Khớp phát ra tiếng động: Khớp phát ra tiếng động cũng là biểu hiện của bệnh viêm khớp. Khi chúng ta di chuyển, các khớp xương phát ra tiếng “lăc rắc” là hệ quả của việc các đầu xương cọ xát với nhau hoặc chất lượng dịch khớp bị suy giảm. Nếu mắc phải triệu chứng này thì chắc chắn bạn đã bị viêm khớp rồi đấy.

– Yếu cơ: Biểu hiện của triệu chứng này là các cơ bắp xung quanh các khớp bị tổn thương bị yếu dần đi và hay bị mỏi khi vận động. Việc ít vận động thường xuyên, lâu dài chính là nguyên nhân dẫn đến các cơ bắp ở quanh các khớp bị đau và yếu dần.

► Nguyên nhân chính gây đau khớp

Đau khớp viêm khớp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì vậy việc phòng bệnh nên luôn được ưu tiên vì là bệnh khá phức tạp và không thể điều trị dứt điểm ngay lập tức. Những nguyên nhân chính gây đau khớp thường thấy phổ biến được liệt kê như sau:

– Lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.

– Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương

Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân gây đau khớp

– Chấn thương lao động do làm việc quá nặng và di chứng của tai nạn giao thông

– Cơ thể không đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng hàng ngày cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

– Thói quen sinh hoạt và lối sống không khoa học: thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu…

►Triệu chứng của bệnh đau khớp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau khớp được liệt kê như sau:

– Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể

– Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.

– Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ

Khớp bị sưng đau rất khó đi lại và hoạt động

– Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút

– Xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.